Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Heisei (Phần 1)

Chúng ta hãy cùng suy nghĩ về nền kinh tế của thời kỳ Heisei (từ tháng 1 năm 1989 đến tháng 4 năm 2019) qua 5 bài viết trong series này. Việc nhìn lại thời kì Heisei có thể giúp chúng ta nhận ra một số bài học cho chính sách hiện nay.

Đầu tiên, nền kinh tế Nhật Bản trong thời kì Heisei phải đối mặt với nhiều thử thách. Những vấn đề như giảm phát, cải cách an sinh xã hội – tài chính, đối sách về vấn đề giảm dân số, phát triển kinh tế địa phương đều trong tình trạng chưa được giải quyết và được chuyển đổi tiếp qua thời kỳ Reiwa. Các vấn đề của thời kỳ Heisei cũng chính là vấn đề của chúng ta những con người đang sống trong thời đại này.

Ảnh 1: Thuế tiêu thụ được áp dụng từ ngày 1 tháng 4 đầu tiên của thời kỳ Heisei

Việc nghiên cứu thời kỳ Heisei cũng chính là việc học tập về những thường thức mới về kinh tế hiện đại. Trong thời kỳ Heisei đã xảy ra những việc có lẽ chưa từng được viết trong sách giáo khoa về kinh tế trước đó. Trước kia, lạm phát đã từng là trung tâm của vấn đề về giá cả nhưng hiện nay giảm phát mới là vấn đề gây tranh cãi lớn. Những biện pháp kinh tế không được nghĩ tới trước thời kỳ Heisei như lãi suất âm, kiểm soát đường cong lợi suất (lãi suất ngắn và dài hạn mục tiêu) đã được thực hiện. Các kiến thức kinh tế trước thời kỳ Heisei đều được thay đổi đáng kể.

Mục lục

    1. Bong bóng kinh tế thực ra là cái gì?
    2. Sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng và các di chứng
    3. Sự u mê trong các chính sách tài chính tín dụng
    4. Bài học cho đến hiện nay
  1. Bong bóng kinh tế thực ra là cái gì?

Thời kỳ Heisei bắt đầu vào giai đoạncuối của bong bóng kinh tế ở thập niên 80. Bong bóng vỡ đã đưa Nhật Bản bước vào một thời kỳ khốn cùng. Vậy bong bóng kinh tế đó bắt nguồn từ nguyên nhân thực tế là gì?

Thời kì bong bóng tại thời điểm đó nhắm đến việc giá trị tài sản như cổ phiếu, bất động sản… tăng lên quá cao so với các điều kiện cơ bản của nền kinh tế. Sự tăng lên của giá trị tài sản vượt quá sự tưởng tượng. Chỉ số Nikkei đầu năm 1984 tăng nhanh vượt mức 10 ngàn yên. Cuối năm 1989 sấp xỉ 39 ngàn yên, tăng gần 4 lần. Giá của bất động sản cũng tăng chóng mặt. Tùy vào điạ phương giá cả sẽ có sự chênh lệch nhưng trong trường hợp tại khu vực Tokyo, từ đầu năm 83 cho đến khi đạt đỉnh năm 91 tỷ lệ tăng là gần 4 lần.

Biểu đồ sự tăng trưởng của giá bất động sản và giá cổ phiếu từ năm 1985 đến 1995

Việc giá tài sản tăng lên như vậy dĩ nhiên cũng dẫn đến phát sinh lãi về vốn (capital gain). Các khoản lãi về vốn này được tổng hợp lại trong mục “tài khoản điều chỉnh” trong thống kê GDP. Khi nhìn vào con số này, bất kì ai cũng sẽ ngạc nhiên về quy mô của nó. Trong vòng 4 năm từ năm 86 đến năm 89 mỗi năm một khoản lợi nhuận bằng hoặc cao hơn GDP danh nghĩa được tạo ra. Chúng ta luôn chăm chú theo dõi sự tăng trưởng kinh tế với 1%, 2% thay đổi trong GDP. Nhưng trong thời kỳ này thì GDP bản thân nó tăng lên gấp 4 lần.

Nếu đúng từ thời điểm hiện nay để suy nghĩ, việc tăng giá tài sản ở mức độ như vậy dù nhìn ở góc độ nào cũng là sự bất thường. Nhưng, vào lúc đó, mọi tranh luận đều tập trung vào giải thích việc tăng giá và không ai cho rằng điều này là bất thường. Trong vòng xoáy của nền kinh tế bong bóng, chúng ta đều không nhận ra đó chính là nền kinh tế bong bóng. Và đó là lý do khiến cho kinh tế bong bóng xảy ra. 

  1. Sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng và các di chứng

Nền kinh tế bong bóng xa rời thực tế thì nhất định sẽ sụp đổ. Giá cổ phiếu từ năm 90 giá đất từ sau năm 91 bắt đầu giảm thực sự kể từ các thành phố lớn. Trong giai đoạn này, nảy sinh vấn đề “lỗ đầu tư vốn” (capital loss) . Theo như “tài khoản điều chỉnh” được nêu ra ở phần trước trong khoảng thời gian từ năm 1990-2000 lỗ đầu tư vốn bao gồm cả cổ phiếu và đất đai đạt con số tổng cộng 960 nghìn tỷ yên.

Nền kinh tế trong thời kỳ bong bóng đã rất xuất sắc. Khi giá trị của các tài sản sở hữu tăng giá, các hộ gia đình có thể mua sắm những mặt hàng xa xỉ, những doanh nghiệp ít mạo hiểm cũng bắt đầu đầu tư những khoản mang tính rủi ro cao hơn. Kết quả là tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế trong những năm 86-89 luôn đạt mức tăng trưởng cao từ 5-6%. Các khoản thu từ thuế cũng tăng lên nên ngân sách nhà nước được cải thiện, những năm 90 không phát hành công trái đặc biệt (hay còn gọi là công trái nợ). Nhập khẩu tăng lên làm giảm đi một nửa thặng dư cán cân thương mại với Hoa Kỳ, điều vốn dĩ là nguyên nhân của xung đột thương mại Mỹ – Nhật. Tình trạng việc làm cũng được cải thiện trên diện rộng.

Những thay đổi đáng kể trong thời kỳ Kinh tế bong bóng

Khi nền kinh tế bong bóng sụp đổ, điều ngược lại đã xảy ra. Do sự sụt giảm giá trị tài sản mà các chi tiêu hộ gia đình cũng sụt giảm, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp cũng sụt giảm. Nếu hoàn toàn chỉ là sự đảo ngược thì đã là điều tốt nhưng những di chứng của thời kỳ bong bóng còn rất nặng nề. Di chứng đó chính là “điều chỉnh bảng cân đối kế toán”, cơ chế của nó như sau. Giá trị tài sản trong thời kỳ bong bóng tăng lên, khả năng vay của doanh nghiệp cũng tăng lên do tăng giá trị tài sản thế chấp, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp được mở rộng cả bên tài sản và bên vốn. Khi nền kinh tế bong bóng bị sụp đổ thì giá trị tài sản trực tiếp bị giảm đi nhưng giá trị nợ thì không giảm. Tính lợi nhuận của các khoản đầu tư mạo hiểm cao cũng trở nên đáng nghi ngờ. Bảng cân đối kế toán dính dấu vết, dấu vết đó thì sau khi nền kinh tế bong bóng kết thúc đi chăng nữa thì nó vẫn còn tồn tại. Sau đó, nền kinh tế Nhật Bản đi vào khó khăn, tạo ra nợ xấu cho các tổ chức tín dụng.

  1. Sự u mê trong các chính sách tài chính tín dụng

Trong tình hình thay đổi kinh tế như thế này thì chính sách tài chính tín dụng đã được áp dụng như thế nào? Đầu tiên, thật đáng tiếc là chính các chính sách kinh tế vĩ mô được cho là 1 trong những nguyên nhân tạo ra nền kinh tế bong bóng. Cuối những năm 80 trong thời kỳ kinh tế bong bóng, chính phủ hướng đến chính sách kích cầu nội địa nhằm kích thích nền kinh tế. Về mặt tiền tệ thì từ tháng 1 năm 86 trở đi lãi suất ngân hàng trung ương được giảm 5 lần, về mặt tài chính chính sách kinh tế được quyết định 3 lần. Tại sao, ngay giữa thời kỳ bong bóng kinh tế, chính phủ lại muốn tạo thêm kích thích lên nền kinh tế? Lý do của việc đó là:
1. Việc không hề có sự nhận thức về cái gọi là nền kinh tế bong bóng
2. Trong bối cảnh xung đột thương mại Nhật Mỹ tăng cao, cần phải giảm bớt chính sách bảo hộ của Mỹ
3. Tại thời điểm đó có lo sợ rằng việc tăng giá của đồng yên tạo ra tác dụng phụ mang tính tiêu cực đến nền kinh tế.

Vào khoảng năm 89 thời kỳ cuối của nền kinh tế bong bóng, kinh tế bong bóng mang tính tài chính bắt đầu vỡ. Nguyên nhân chính là những bất mãn của người dân ngày càng tăng lên “Do giá của đất tăng cao đột ngột nên không thể sở hữu ngôi nhà riêng của mình” “Chỉ có người giàu mới mua được nhà”. Từ các chỉ đạo hành chính, các cơ quan tín dụng được yêu cầu giảm bớt những khoản vay liên quan đến đất đai, lãi suất tăng lên 5 lần trong khoảng thời gian đến tháng 8 năm 90.

Trong thời kỳ Heisei cũng là thời kỳ liên tục của thiên tai (hành phố Kobe bị thiêu rụi trong trận động đất Hanshin năm 95). 

Sau năm 91 khi kinh tế bong bóng đã sụp đổ, chính sách kinh tế tài chính hướng đến việc tạo kích thích lên nền kinh tế một lần nữa. Lần này là chính sách phục hồi nền kinh tế. Lãi suất ngân hàng trung ương được giảm 9 lần từ tháng 7 năm 91 đến tháng 9 năm 95, về mặt tài chính thì trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 92 đến tháng 9 năm 95 thì chính sách kinh tế đã 8 lần được thay đổi, tiến hành tăng thêm đầu tư công. Cứ như thế, khi có vấn đề gì xảy ra thì phương pháp đưa ra các “chính sách kinh tế”, chỉnh sửa dự toán bổ sung cứ được lặp đi lặp lại cho đến cả hiện nay như kỹ nghệ gia truyền của Nhật Bản.

  1. Bài học cho đến hiện nay

Từ những kinh nghiệm về kinh tế như trên thì chúng ta rút ra được bài học gì cho mình? Tôi rất mong muốn độc giả mỗi người hãy tự suy nghĩ thử xem rút ra được bài học gì cho mình, với bản thân tôi thì rút ra được những bài học như dưới đây.
(1) Sau khi nền bong bóng kinh tế đổ vỡ đã tạo ra hệ quả tiêu cực kéo dài làm mất đi cả những điều tích cực đã có trong thời kì này. Khi tôi nói chuyện về nền kinh tế bong bóng tại trường đại học thì có sinh viên đã viết thế này “Mong muốn một lần trải nghiệm về nền kinh tế bong bóng”, đối với tôi mà nói là điều không nghĩ tới.
(2) Chúng ta đã quá chậm chạp trong việc nhận thức một cách chính xác về các vấn đề kinh tế phải đối mặt. Chúng ta chỉ nhận thức được về nền kinh tế bong bóng vào giai đoạn cuối của thời kì này, mất khá nhiều thời gian để nhận ra sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng sẽ tạo ra sự ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế.
(3) Chúng ta khi xảy ra vấn đề gì khó khăn thì thường có xu hướng dựa vào các chính sách kinh tế của chính phủ. Nhưng dù có tăng giảm lãi suất, liên tục tăng đầu tư công sau khi nền kinh tế bong bóng bị sụp đổ, suy thoái kinh tế vẫn tiếp tục. Chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn về tính hiệu quả của các chính sách kinh tế.

– ST –

Click ➡ Học tiếng Nhật online