Đầu thế kỷ XII, Thiên Hoàng dựa vào hai dòng họ Taira và Minamoto để chống lại dòng họ Fujiwara. Sau đó, hai dòng họ này trở nên mâu thuẫn lẫn nhau, khiến nội chiến bùng nổ. Đến năm 1185, quyền lực rơi vào tay dòng họ Minamoto.
Sau chiến thắng này, Kamakura- Nơi khởi nghiệp của dòng họ Minamoto, được chọn trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và quân sự toàn quốc.
Năm 1192, Minamoto Yoritomo lập nên chế độ Tướng quân Shogun với chính quyền riêng và hộ phủ riêng gọi là Mạc phủ (Bafuku)-Tổng hành dinh của Tướng quân, chỗ ở của chính phủ. Đồng thời lập nên hệ thống chính quyền kép Mạc phủ-Thiên Hoàng ( Chế độ Trung ương phân quyền- Tương tự như Vua Lê Chúa Trịnh ở Việt Nam) nhưng quyền hành thực chất rơi vào tay Tướng quân, Mạc phủ.
Chân dung tướng quân Minamoto Yoritomo
Dưới thời Mạc phủ Kamakura, tầng lớp Võ sĩ ngự gia nhân phát triển mạnh khiến tầng lớp quan lại triều đình ngày càng suy yếu. Họ được giao nhiều chức vụ quan trọng, nắm giữ nhiều quyền lực và được chia nhiều ruộng đất.
Tầng lớp Võ sĩ ngự gia nhân phục vụ cho Tướng quân
Trang phục của các Samurai thời Mạc phủ Kamakura
Tầng lớp nông dân bị bóc lột tàn bạo và phải nộp tô thuế nặng nề, chiếm tới 40-60% thu hoạch, và trở thành lính bộ binh khi có chiến tranh xảy ra. Thợ thủ công và thương nhân chưa tách biệt khỏi nhau và cũng bị bóc lột nặng nề. Vào thế kỷ XIII, phường hội ra đời nhưng vẫn còn lệ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.
Năm 1199, Minamoto Yoritomo chết, Minamoto No Yoriie lên thay năm 1200, nhưng quyền hành lại rơi vào tay Nhiếp chính quan Hojo Tokimasa. Năm 1204, Yoriie bị giết chết. Sự thống trị của dòng họ Minamoto chấm dứt.
Đền Tsurugaoka Hachimangu được xây dựng bởi shogun Minamoto Yoritomo sau khi ông thành lập Kamakura Shogunate vào thế kỷ 12.
Điều đáng chú ý là vào thời kỳ Kamakura, Nhật Bản đã phải hai lần kháng chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên. Vào thế kỷ XIII, Nhật Bản trở thành đối tượng xâm lược của đế quốc Mông Cổ. Năm 1268 và 1271, Mông Cổ sai sứ giả sang đe dọa và buộc Nhật Bản phải thần phục. Nhật Bản kiên quyết từ chối và bắt tay vào công cuộc chuẩn bị kháng chiến ( Xây dựng công sự, huấn luyện quân đội). Mùa thu năm 1274, Mông Cổ đưa hơn 400 chiến thuyền tấn công và chiếm đóng đảo Sushima, Ikishima, sau đó đổ bộ lên đảo Kyushu nhưng gặp bão biển dữ dội (Cuối tháng 10) và phải rút quân về nước.
Quân Nhật Bản chiến đấu chống quân Mông Cổ trên biển
Năm 1276, Mông Cổ lại sai sứ giả sang Nhật Bản nhắc lại những yêu cầu trước đây, Hojo Tokimune ra lệnh giết sứ giả. Năm 1279, Mông Cổ lại tiếp tục cử sứ giả đến Nhật đòi nộp cống vật nhưng chính quyền Mạc phủ không trả lời. Năm 1281, Mông Cổ đưa hơn 10 vạn quân và 1000 chiến thuyền, chia thành hai ngả tiến vào Nhật Bản nhưng cũng đã bị bão biển nhấn chìm. Kể từ đó, quân Mông Nguyên từ bỏ âm mưu xâm lược Nhật Bản.
…và chiến đấu anh dũng trên đất liền
– ST –
Trả lời