Món ăn đường phố Nhật Bản phải thử (Phần 1)

1. Yaki-imo

Không chỉ có ở Việt Nam, Yaki-imo (khoai lang nướng) là món ăn đường phố thông dụng ở Nhật Bản. Ở bất kỳ khu phố nào, từ nông thôn đến thành thị, bạn đều dễ dàng nghe được tiếng rao “Yaki-imo, yaki-imo, yaki-imo!” thân thương. Khoai lang Nhật khá dẻo và có vị ngọt tự nhiên, đặc biệt “gây thương nhớ” vào những ngày tiết trời lạnh giá. 

Mặc dù ngày càng ít đi nhưng yaki-imo theo truyền thống vẫn được bán ở những chiếc xe tải, đôi khi chỉ là những xe đẩy tay đặc biệt. Khoai nướng không phức tạp, tuy nhiên những chiếc xe lại có rất nhiều kiểu thiết kế khác nhau, nguyên liệu cũng có thể là củi, than và bạn có thể thấy nhiều thợ nướng khoai dùng cả đá cuội lót bên dưới giúp cho khoai không chị cháy khét. Kèm thêm bên cạnh mỗi chiếc lò nướng là một ống khói làm những fan phim của Ghibli không thể không liên tưởng đến ngay lâu đài của Howl .

Những chiếc xe chạy quanh thị trấn để tìm kiếm những khách hàng muốn thử món khoai lang hấp dẫn này. Chỉ cần dừng lại, rất nhiều đứa trẻ sẽ đổ xô đến chiếc xe với tiền cha mẹ chúng cho để mua những món ăn vặt ngọt ngào đi cùng tuổi thơ của nhiều thế hệ người Nhật Bản. Món ăn đường phố truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm này chưa từng đánh mất sự nổi tiếng, dù nguyên liệu và cách chế biến thực sự rất đơn giản. 

Giống như nhiều loại thực phẩm khác, yaki-imo giờ đây có thể được mua một cách thuận tiện ở hầu hết các siêu thị và do đó, xe bán yaki-imo không còn xuất hiện thường xuyên trên đường. Nếu bạn muốn tạo bất ngờ cho vị giác của mình bằng một món ăn truyền thống của Nhật Bản, hãy tìm yaki-imo, món ăn vặt truyền thống vào mùa đông của Nhật Bản .

2. Okonomiyaki お好み焼き

Nếu không biết phải ăn gì ở Nhật Bản thì hãy chọn Okonomiyaki. Món bánh xèo đặc trưng Nhật Bản này nổi tiếng bởi phần nhân “ngồn ngộn”: Nó được làm từ bột mì, trứng, tempura (tenkasu), bạch tuộc, tôm, thịt ba chỉ, khoai, bắp cải và thịt lợn thái mỏng và phủ lên trên nhiều loại gia vị như sốt okonomiyaki, sốt mayonnaise Nhật Bản, rong biển khô và vảy cá ngừ khô. Nhân bánh mặn mà kết hợp với phần vỏ bánh giòn giòn dai dai tạo nên sự “bùng nổ vị giác” đích thực.

Nếu bạn không thích ăn thịt mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng, món ăn này là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn. Khả năng biến tấu lựa chọn về nguyên liệu làm nhân và topping là vô tận, đó là lý do tại sao món ăn này trong tiếng Nhật có thể được dịch là “nướng theo cách của bạn”, kết hợp giữa Okonomi (tùy thích) Yaki (nướng).

Bạn có thể thưởng thức món ăn này tại các nhà hàng okonomiyaki (Okonomiyaki-ya お 好 み 焼 き 屋) trên khắp Nhật Bản. Thường có 3 kiểu lựa chọn ở các nhà hàng này:

  • Tại một quầy phía trước một teppan (vỉ sắt) khổng lồ, nơi các đầu bếp chế biến trứng ngay trước mặt bạn.
  • Tại nhà hàng có teppan gắn sẵn trên bàn, bạn có thể tự làm bánh xèo cho riêng mình nhưng nhân viên sẽ giúp bạn làm nếu bạn yêu cầu.
  • Okonomiyaki được chuẩn bị và làm trong nhà bếp và họ đặt nó trên teppan (vỉ sắt) trước mặt bạn để giữ ấm.

Bên cạnh các nhà hàng, bạn cũng có thể mua okonomiyaki nóng hổi hấp dẫn ở những người bán hàng rong trong các lễ hội (matsuri). Ở Việt Nam, hầu hết các ngày hội văn hóa Nhật Bản đều có bán okonomiyaki.

3. Ikayaki (いか焼き)

Một trong những món ăn đường phố Nhật Bản được yêu thích là mực nướng mềm được gọi là ikayaki. Nó có thể sử dụng các loại mực khác nhau với các kích cỡ khác nhau. Mực được phục vụ thường bao có thể là khoanh mực cắt nhỏ đến nguyên con trên một xiên. Các xúc tu của mực có thể được tách riêng hoặc kết hợp vào cùng phần thân.

Món ăn đi kèm thông thường là nước xì dầu đậu nành hoặc teriyaki, hoặc một loại nước xốt truyền thống của Nhật Bản thường bao gồm rượu gạo, tương miso, gừng và nước tương. Mực được chế biến nhanh chóng, giúp chúng mềm và đầy đặn và được phục vụ ngay lập tức sau khi chúng ra khỏi lò nướng để giữ được hương vị ngon nhất. Dù đây chỉ là 1 món ăn đơn giản, không cần tẩm ướp cầu kỳ, nhưng nếu được chế biến khéo léo, thì từ con mực mềm không xương ban đầu, nó sẽ biến thành một món ăn đầy nghệ thuật, mềm dẻo và rất ngon miệng. 

Mặc dù ikayaki có trong thực đơn hầu hết các nhà hàng, nhưng nó hay được bán phổ biến nhất bởi những người hàng rong, những người chế biến và cung cấp món ngon này trên các khu chợ, xung quanh các đền thờ Nhật Bản và trong các lễ hội địa phương. Trong các nhà hàng, chúng có thể được phục vụ như một món khai vị, một món ăn phụ hoặc là món chính cùng với cơm và salad.

Ikayaki đặc biệt nổi tiếng ở Osaka. Bạn có thể tìm thấy món Irayaki trên khắp đường phố ở đây thế nên đừng ngần ngại thử khi đến nha.

4. Kakigouri

Lịch sử của món kakigori, hay món tráng miệng đá bào của Nhật Bản, rất lâu đời và nó được cho là đã tồn tại từ thời Heian vào khoảng thế kỷ 11. Vào thời điểm đó, đá được bào bằng dao, cho vào một chiếc bát kim loại và ăn với nhựa cây ngọt từ các loại dây leo, hoa cẩm tú cầu và cây thường xuân, với một ít xi-rô vàng bên trên. Nó cũng được coi là một món tráng miệng có đắt đỏ vì nó được làm bằng băng tự nhiên hình thành trong thời kỳ lạnh giá nhất của mùa đông, được bảo quản trong nhà băng. Kakigori trong thời cổ đại là một thứ xa xỉ bậc nhất chỉ dành cho quý tộc thời Heian, những người bình thường không thể mua được.

Vào thời kỳ Minh Trị, khoảng thế kỷ 19, kakigori cuối cùng đã trở nên có giá cả phải chăng đối với đại đa số dân chúng. Cho đến thời điểm đó, nước đá vẫn đắt đỏ do người ta phải nhập khẩu thứ gọi là “Băng Boston” từ Mỹ, mất nửa năm vận chuyển bằng tàu. Tuy nhiên, khi nhà kinh doanh thực phẩm Kahe Nakagawa thành công trong việc vận chuyển ‘Nước đá Hakodate’ từ Hokkaido đến Yokohama, cửa hàng kakigori đầu tiên đã được mở tại khu vực Bashamichi ở Kanagawa vào năm 1872. Và sau đó máy làm đá được phát minh khiến cho món ăn phổ biến như bây giờ.

Kakigori là 1 ví dụ chân thực về cách mà người Nhật dùng 1 thứ đơn giản có sẵn để làm nên các món ăn độc đáo. Món ăn tuyệt vời vào mùa hè này bao gồm đá bào với sữa đặc, siro đủ mùi vị và một số đồ ngọt khác như đậu đỏ, trái cây hoặc kẹo dẻo. Những món topping nghe có vẻ đơn giản, nhưng chính những món này là linh hồn của món ăn đó, nó làm món đá bào trở nên mềm mại như mây với 1 vị ngọt đặc trưng.

Một số loại kakigori nổi bật:

Shirokuma: từ đá bào có sữa đặc, những chiếc mochi nhỏ sặc sỡ, trái cây, và tương đậu ngọt (thường là đậu đỏ), quýt hồng, anh đào, dứa và nho khô.

Ujikintoki: một loại Kakigōri được làm từ đá bào, siro trà xanh, bột đậu ngọt (đậu Azuki), mochi và kem trà xanh.

Yakigori: là một loại Kakigōri rất đặc biệt, trong đó rượu, thường được rót lên trên và sau đó đốt lửa. Yakigori thỉnh thoảng có sốt caramel, kem, dâu tây hoặc dứa ở trên.

5. Taiyaki 

Đừng bị đánh lừa bởi ngoại hình của món đồ ngọt này nhé, Taiyaki không phải được làm từ hải sản đâu. Bánh cá nướng Taiyaki được bán rất phổ biến ở Tokyo (tại hầu hết các khu du lịch nổi tiếng) và được xem là món tráng miệng gắn liền với tuổi thơ người Nhật.

Nguồn gốc món ăn Nhật Bản này là một món ăn nhẹ và tráng miệng từ thời Edo (1603-1868) được bán từ các quầy hàng thực phẩm. Một chiếc bánh hình tròn thường có nhân đậu đỏ ngọt hay còn gọi là anko, cho đến nay vẫn là loại nhân phổ biến nhất. Các thành phần tạo ngọt khác – như sữa trứng và các thành phần bảo quản. Cùng với các thành phần vị ngọt, đôi khi cà ri, thịt và rau – cũng có thể được tìm thấy trong nhân taiyaki.

Nguồn gốc chính xác của hình dạng con cá taiyaki mang tính biểu tượng vẫn chưa được biết, nhưng người ta nói rằng những người bán ở nơi bây giờ là Tokyo bây giờ, đã quyết định thử làm những chiếc bánh hình con cá, vì cá tráp là biểu tượng của sự may mắn. Từ “tai” giống như từ “medetai”, có nghĩa là hạnh phúc hoặc thịnh vượng. Món ăn với tạo hình mới này bán chạy hơn, và vì vậy taiyaki hình cá đã trở thành tiêu chuẩn từ đó.

Bánh hình con cá được làm từ một loại bột tương tự như bột bánh kếp hoặc bột bánh quế, bột taiyaki thường được nhào loãng hơn một chút để có thể cho vào khuôn hình con cá. Bằng cách này, taiyaki khi ra lò có đầy đủ chi tiết khuôn mặt, vây và vảy. Taiyaki được làm đầy khuôn trước khi bọc kín nhân bằng bột, sau đó nướng cho đến khi bánh có màu vàng nâu. Kết cấu của taiyaki giòn xung quanh các cạnh và dai hơn và đặc hơn một chút – so với những chiếc bánh kếp điển hình.

Ngày nay, taiyaki vẫn còn phổ biến ở Tokyo cũng như trên khắp Nhật Bản và trên toàn cầu. Chúng được bán tại các quầy thực phẩm trong các lễ hội ở Nhật Bản, nhưng chúng cũng có thể được tìm thấy đông lạnh ở một số siêu thị. 

Người Nhật tin rằng, ăn Taiyaki như thế nào sẽ tiết lộ tính cách của người ăn nó. Nếu bạn ăn phần đầu của bánh cá trước, bạn là một người lạc quan, luôn giữ được bình tĩnh nhưng đôi khi trở thành một người hung hăng. Nếu bạn ăn phần đuôi trước, bạn là một người bình tĩnh, lãng mạn nhưng lại hơi ngây thơ. Nếu bạn ăn nó không phải đầu hay đuôi mà từ bên cạnh (phần vây hay bụng), bạn là một người năng động, thích thể thao và rất thân thiện

K-sei Tổng Hợp

Click ➡ Học tiếng Nhật online