Khi nhắc đến Thiên Hoàng Minh Trị, người đã canh tân đất nước và mở ra một thời kì mới cho Nhật Bản tạo nên nền móng sự phát triển đến nay bất kì ai cũng bày tỏ sự ngưỡng vọng vị hoàng đế này. ‘
Chân dung Thiên Hoàng Minh Trị
Thiên hoàng Minh Trị được xem như là vị minh quân có công lớn trong việc đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc vô cùng mạnh mẽ. Ông là vị Thiên hoàng thứ 122, thứ tự này được sắp xếp theo danh sách Thiên hoàng truyền thống của quốc gia. Sinh thần vào năm 1852 và băng hà vào năm 1912, trong suốt thời gian lên ngôi Thiên Hoàng Minh Trị được đánh giá là một vị đức anh quân vì có suy nghĩ tiến bộ và cách trị vì hết sức phát triển. Ông lên ngôi trị vì vào năm 1867, tức là chỉ mới 15 tuổi đã kế vị ngai vàng và trở thành người đứng đầu hoàng gia Nhật Bản. Theo lịch sử ghi nhận thì tên húy của Thiên hoàng Minh Trị là Mutsuhito và ngoài gia đình hoàng gia ra thì không ai được gọi tên húy này của Thiên hoàng nếu không muốn bị quy vào tội phạm húy.
Gia đình hoàng gia Nhật Bản thời Minh Trị
Trước đó Nhật Bản đang trong bối cảnh bế quan tỏa cảng, không giao lưu với bên ngoài cho đến khi Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi, tức là khoảng giữa thế kỉ 19. Phó đề đốc Mỹ Matthew Calbraith Perry tới viếng thăm và cũng là lúc chấm dứt chính sách bế quan tỏa cảng sau hơn 250 năm của chế độ Mạc phủ Tokugawa. Sau các hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây thì Nhật Bản đứng trước nguy cơ khủng hoảng dân tộc và chế độ Mạc phủ cũng vấp phải sự đối mặt của thế lực thù địch trong nước.
Cho đến khi Thiên hoàng Mutsuhito (tức Thiên Hoàng Minh Trị) lên ngôi đã nhận được sự hỗ trợ của các lãnh chúa và giai cấp tư sản nhằm yêu cầu Shogun Tokugawa nhượng lại quyền bính chính trị cho hoàng gia. Tuy vậy, Keiki lại tập hợp binh lính dấy lên chống lại, binh lính của lãnh chúa Satsuma hay Chōshū đã đánh bại được chế độ Mạc phủ. Nhưng trong thời gian chiến trinh chống Mạc Phủ diễn ra thì Thiên Hoàng Minh Trị không có khả năng cầm quyền, là vua bù nhìn của phe chống Mạc phủ.
Khi dành được chiến thắng, công thần giữ thực quyền và bắt đầu công cuộc thực hiện cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa. Cũng chính trong giai đoạn này tính cách của thiên hoàng dần có sự chuyển biến từ một người không màng thế sự chỉ như bù nhìn đã trở nên quan tâm và đích thân chấp chính, xử lí mọi chuyện. Cũng chính giai đoạn này đã đặt nền tảng cho những quyết định mang tính chính sự sau này và tạo nên tên tuổi của đấng minh quân Nhật Bản.
Hoàng cung Tokyo thời hiện đại Minh Trị là người có công dời từ cố đô Kyoto về đây
Việc đầu tiên đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ trong cá tính của Thiên Hoàng Minh Trị chính là dời thủ đô từ cố đô Kyoto về Tokyo, cải cách Minh Trị theo hướng tư bản chủ nghĩa. Cũng chính thời điểm này, ông đã cho ban hành hiến pháp (1889) đầu tiên của Nhật Bản, đánh dấu cột mốc lịch sử Nhật bắt đầu xây dựng trên con đường quân chủ lập hiến. Đây cũng là nền tảng cho hành trình bành trướng thuộc địa về sau mà Nhật thi hành ra nước ngoài. Từ đó, Nhật Bản trở thành một cường quốc được chú ý vì liên tục thắng triều đại Mãn Thanh (Trung Quốc), Nga.
Thêm một lĩnh vực rất được Thiên Hoàng Minh Trị quan tâm đó chính là giáo dục, tư tưởng của ông trong việc giáo dục rất tiến bộ. Cũng chính thời kì này các học sinh được đưa ra nước ngoài, các nước phương Tây học hỏi tư tưởng tiến bộ và hiện đại khá nhiều. Bên cạnh đó, Thiên hoàng cũng nhắc nhớ nhân dân không được quên tư tưởng Nho giáo truyền thống mà kết hợp với các tư tưởng tiên tiến và các cấp học cũng được hình thành.
Đền thờ Thiên Hoàng Minh Trị
Có nhiều công lớn trong việc tạo nên sự “thần kỳ Nhật Bản” và hơn hết là xóa bỏ chế độ Mạc Phủ, tôn trọng tự do dân chủ nên rất nhiều lần Thiên Hoàng bị những người thù ghét ám sát nhưng may mắn thoát được Thiên Hoàng Minh Trị băng hà ở tuổi 60 vì bệnh ung thư dạ dày và được tổ chức quốc tang theo nghi thức truyền thống rất trọng thể.
Như vậy, phong trào duy tân của Thiên Hoàng Minh Trị đã để lại rất nhiều thành tựu cho nước Nhật. Và đến nay ông vẫn là một trong những vị Thiên Hoàng Nhật Bản được ghi nhớ công lao mang tới sự thần kỳ và cũng là đức minh quân có công tạo nên một cường quốc.
– ST –
Trả lời